Lịch Ăn Dặm & Thực Đơn Kết Hợp Cho Bé 7 Tháng Trẻ Phát Triển

Khi bé 7 tháng tuổi là lúc mẹ đã có thể áp dụng các phương pháp, lịch & thực đơn ăn dặm cho con! Bé ăn nhiều – học nhiều từ việc quan sát. Do đó, ba mẹ cần xây dựng bộ lịch ăn dặm cho bé 7 tháng tạo thói quen làm tiền đề phát triển cho con sau này.

Ăn dặm theo lịch đem lại lợi ích gì cho bé?

Chắc hẳn ba mẹ nào có con nhỏ đều phải tuân theo quy tắc “ngủ khi bé ngủ”“ăn khi bé ăn”.

Trẻ em ở giai đoạn 7 tháng tuổi phát triển nhờ thói quen bởi ở giai đoạn này nếu bé ăn ngủ thất thường thì ba mẹ sẽ rất mệt mỏi trong việc chăm sóc.

Theo viện Y học, viện Hàn lâm Khoa học Quốc Gia 1991 “việc xây dựng lịch ăn dặm cho bé 7 tháng cho phép ba mẹ kiểm soát cơn đói của con, giúp con bú sữa mẹ thích nghi với những thay đổi đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho con”. 

Giúp hệ tiêu hóa của con phát triển.

Hệ tiêu hóa của bé lúc này đang phát triển, chưa chứa được quá nhiều thực phẩm đặc biệt trong những tuần đầu tiên ăn dặm.

Lúc này ba mẹ cho bé ăn theo lịch ăn dặm đã có tính toán thì hệ tiêu hóa của trẻ sẽ ghi nhớ và kích thích hoạt động vào các thời gian chính xác theo thói quen trong lịch.

Một chế độ ăn khoa học sẽ cho bé một sức khỏe tốt đặc biệt là hệ tiêu hóa giúp cơ thể bé chuyển hóa thức ăn hiệu quả.

Hệ tiêu hóa của bé 7 tháng tuổi
Hệ tiêu hóa của bé 7 tháng tuổi

Ngoài ra, khi bé được ăn ngủ theo một lịch trình bài bản sẽ giúp bé tập làm quen với việc ăn uống đầy đủ và đều đặn có thể giảm được nguy cơ táo bón và rối loạn tiêu hóa. Đồng thời tạo thói quen ăn uống đúng giờ, giảm tình trạng lười ăn, bỏ bữa.

Phát triển trí não

Khi bé ăn dặm theo lịch, sinh hoạt theo giờ giấc cố định tăng sự tập trung dinh dưỡng, giúp bé phát triển trí não, xương, miễn dịch và hệ thần kinh nhanh chóng. Điều này vô cùng quan trọng, là yếu tố then chốt trong quá trình phát triển.

Phát triển trí não
Phát triển trí não

Lịch ăn dặm & Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng kết hợp phương pháp khoa học 

Lịch ăn dặm kiểu Nhật kết hợp với truyền thống đảm bảo dinh dưỡng.

Với phương pháp 2in1 giữa sự kết hợp lịch ăn dặm Truyền Thống và Kiểu Nhật giúp bé quen dần với hương vị, phản xạ. Nhưng dù mẹ cho con ăn theo phương pháp nào cũng cần đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho con. 

Mẫu lịch ăn dặm:

Thời gian Bữa sáng Bữa trưaBữa chiều Bữa tối 
T2Bánh sandwich sữa Sữa mẹ/Sữa công thức Mì thịt gà súp lơSữa mẹ/Sữa công thức 
T3Khoai lang hấp sữaSữa mẹ/Sữa công thức Cháo rây rau củ Sữa mẹ/Sữa công thức 
T4Ngũ cốc dinh dưỡng, sữaSữa mẹ/Sữa công thức Cháo cá hồi cà chua Sữa mẹ/Sữa công thức 
T5Nui xàoSữa mẹ/Sữa công thức Cháo khoai tây, đậu hũ Sữa mẹ/Sữa công thức 
T6Bánh sandwich sữa Sữa mẹ/Sữa công thức Cháo hạt sen, đậu phụ, đậu hà lanSữa mẹ/Sữa công thức 
T7Cháo gạo lứt, phô mai Sữa mẹ/Sữa công thức Cháo gạo lứt, phô mai Sữa mẹ/Sữa công thức 
CNCháo khoai tây, đậu hũ Sữa mẹ/Sữa công thức Khoai lang hấp sữaSữa mẹ/Sữa công thức 
Lịch + Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng

Kết hợp giữa 2 phương pháp tận dụng được tối đa những lợi ích của cả hai phương pháp vừa tạo cho bé khả năng ăn thô sớm rèn luyện phát triển hàm nhờ kỹ năng nhai lại có thể thúc đẩy bé ăn nhiều tăng cân mà đầy đủ chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, bé được phát triển về vị giác, nhận biết được đa dạng các thực phẩm khác nhau. 

Lịch & thực đơn ăn dặm tự chỉ huy BLW kết với ăn dặm Truyền Thống.

Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm nổi bật riêng. Nói về BLW tôn trọng quyết định của con về cả lượng thức hay cách ăn, trẻ tự cầm nắm tăng khả năng phát triển kỹ năng tay linh hoạt, bên cạnh đó bé thích thú với thức ăn hơn. 

Nói về phương pháp ăn dặm truyền thống. Ba mẹ chú trọng vào việc tăng cân cho con, các thực phẩm được xay nhuyễn tăng độ hấp thu dễ dàng tiếp cận với trẻ. 

Bữa sáng Bữa trưaBữa chiều Bữa tối 
T2Ăn dặm kiểu truyền thống:  Cháo củ dền xay, ruốc cá hồiĂn dặm tự chỉ huy BLW:  Thịt gà, măng tây, cà rốt, thanh long, trà hoa quả, Ăn dặm kiểu truyền thống:Cháo bồ câu, canh bíĂn dặm tự chỉ huy BLW: Thịt hấp, nấm, ớt chuông, trà hoa quả, dưa hấu
T3Ăn dặm kiểu truyền thống: Cháo thịt bò + bí đỏ, trà hoa quảĂn dặm tự chỉ huy BLW: Nui xào, nước luộc bắp cải, bắp cải luộc, đào, trà hoa quảĂn dặm kiểu truyền thống:  Cháo củ dền xay, ruốc cá hồiĂn dặm tự chỉ huy BLW:   Tôm luộc, susu hấp, cà rốt hấp, trà saffron
T4Ăn dặm kiểu truyền thống:Cháo bồ câu, canh bíĂn dặm tự chỉ huy BLW: Thịt gà, măng tây, cà rốt, thanh long, trà hoa quả.Ăn dặm kiểu truyền thống: Cháo thịt bò + bí đỏ, trà hoa quảĂn dặm tự chỉ huy BLW:   Tôm luộc, susu hấp, cà rốt hấp, trà saffron
T5Ăn dặm kiểu truyền thống: Cháo thịt bò + bí đỏ, trà hoa quảĂn dặm tự chỉ huy BLW: Thịt hấp, nấm, ớt chuông, trà hoa quả, dưa hấuĂn dặm kiểu truyền thống:  Cháo củ dền xay, ruốc cá hồiĂn dặm tự chỉ huy BLW: Nui xào, nước luộc bắp cải, bắp cải luộc, đào, trà hoa quả
T6Ăn dặm kiểu truyền thống:  Cháo củ dền xay, ruốc cá hồiĂn dặm tự chỉ huy BLW:  Thịt gà, măng tây, cà rốt, thanh long, trà hoa quả.Ăn dặm kiểu truyền thống:Cháo bồ câu, canh bíĂn dặm tự chỉ huy BLW: Thịt hấp, nấm, ớt chuông, trà hoa quả, dưa hấu
T7Ăn dặm kiểu truyền thống: Cháo thịt bò + bí đỏ, trà hoa quảĂn dặm tự chỉ huy BLW: Nui xào, nước luộc bắp cải, bắp cải luộc, đào, trà hoa quảĂn dặm kiểu truyền thống:Cháo củ dền xay, ruốc cá hồiĂn dặm tự chỉ huy BLW:  Thịt gà, cà rốt, măng tây, trà hoa quả, thanh long
CNĂn dặm kiểu truyền thống:Cháo bồ câu, canh bíĂn dặm tự chỉ huy BLW:  Tôm luộc, susu hấp, cà rốt hấp, trà saffronĂn dặm kiểu truyền thống:  Cháo củ dền xay, ruốc cá hồiĂn dặm tự chỉ huy BLW: Sandwich phô mai, chả thịt,su su luộc, nước susu luộc, cam đường
Lịch + Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng BLW + Truyền Thống

Bên cạnh lịch ăn dặm trên bé cần được bổ sung sữa mẹ vào các bữa đi kèm với bữa chính bởi ở giai đoạn này sữa mẹ vẫn là tốt nhất cho con.

Áp dụng kết hợp hai phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW và ăn dặm truyền thống là việc tận dụng những ưu điểm, lợi ích của 2 phương pháp nhằm vừa cung cấp đủ dinh dưỡng vừa tạo thói quen ăn thô không gây nhàm chán cho trẻ. 

Các nhóm chất mẹ cần bổ sung khi cho bé 7 tháng ăn dặm.

Bé 7 tháng tuổi là giai đoạn mới bắt đầu ăn dặm nguồn dinh dưỡng chính cho bé vẫn là sữa mẹ hay sữa công thức. Sữa mẹ hay sữa công thức luôn cần được đặt trong các bữa ăn chính của con. 

Các nhóm chất mẹ cần bổ sung khi cho bé 7 tháng ăn dặm.

Trong năm đầu đời của con, các chất dinh dưỡng là vô cùng cần thiết cho sự phát triển, ít gây ra các bệnh vặt cho bé. Nhưng ở giai đoạn này hệ tiêu hóa của con chưa tốt mẹ nên bổ sung các chất sau đây cho con phát triển đầy đủ nhất:

Chất đạm: Đây là loại dinh dưỡng cơ bản của cơ thể đặc biệt là trẻ nhỏ phát triển xương, cơ và các mô khác.

Lipid: Lipid còn hay được gọi là chất béo cung cấp cho cơ thể bé các vitamin như A,D,E hay vitamin K phát triển tế bào và hormone.

Glucid: Là chất dinh dưỡng được lấy từ sữa, ngũ cốc,…

Vitamin: Vitamin được cung cấp qua nguồn sữa mẹ là chính trong đó có vitamin tan trong nước như B,C hay trong chất béo như vitamin A,D,E,K

Khoáng chất: Mặc dù bé không cần nhiều khoáng chất nhưng rất cần thiết trong sự phát triển cơ thể trẻ. Trẻ 7 tháng tuổi cần được bổ sung các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm.

Ngoài những thực phẩm mẹ nấu cho con mẹ có thể tham khảo những sản phẩm ăn dặm được chế biến sẵn thay đổi khẩu vị cho con với những dưỡng chất độc quyền được nghiên cứu của Ildong.

Các sản phẩm được nhà dinh dưỡng tại banhandam.vn tinh toán phù hợp với từng độ tuổi của con:

Hướng dẫn mẹ cho bé 7 tháng ăn dặm

Bắt đầu từ 7 tháng tuổi, bé bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm. Đây là giai đoạn quan trọng giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ.

Việc cho bé ăn dặm cần được thực hiện một cách khoa học và hợp lý để đảm bảo bé nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Thời điểm bắt đầu cho bé ăn dặm

Thời điểm phù hợp nhất cho bé để bắt đầu quá trình ăn dặm là 6 -7 tháng tuổi. Tuy nhiên tùy thuộc vào sự phát triển của bé để mẹ xác định cho bé ăn sớm hơn hay muộn hơn với những dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm sau đây:

  • Bé đã có thể ngồi vững, đầu ngẩng cao.
  • Bé tỏ ra hứng thú với thức ăn hơn.
  • Bé mở miệng khi thấy thức ăn đến gần.
  • Bé có thể nuốt thức ăn mềm.

Nguyên tắc ăn dặm cho bé 7 tháng 

  • Ăn từ mềm đến rắn: mẹ nên bắt đầu bằng những món đơn giản, dễ tiêu hóa chế biến mềm bởi lúc này hệ tiêu hóa của bé vẫn còn khá yếu.
  • Ăn từ ít đến nhiều: Mẹ nên tăng dần số lượng theo thời gian và sự làm quen của con.
  • Không nêm gia vị: Thay thế gia vị bằng việc tận dụng hương vị nguyên bản của thức ăn.

Lưu ý khi cho bé ăn dặm 

  • Tạo khoảng không gian ăn uống thoải mái, vui vẻ. 
  • Mẹ không nên ép bé ăn quá nhiều, cũng không nên để bé ăn quá ít.
  • Khuyến khích bé tự xúc ăn khuyến khích phát triển khả năng vận động tay và khả năng cầm nắm.
  • Nếu bé có dấu hiệu dị ứng với một loại thực phẩm nào đó, mẹ cần ngừng cho bé ăn loại thực phẩm đó và đưa bé đi khám bác sĩ.

Câu hỏi mà mẹ thường thắc mắc?

Nên cho bé 7 tháng ăn dặm mấy bữa?

Đối với trẻ 7 tháng tuổi nên có thể ăn 1 – 2 bữa / 1 ngày kết hợp cùng các cữ sữa xen giữa.

Một số bé ăn ít bữa hơn nhưng hầu hết với thời điểm bé hoạt động nhiều hơn khi 7 tháng tuổi bé sẽ mau đói và ăn nhiều hơn. 

Câu hỏi mà mẹ thường thắc mắc?
Mẹ nên cho bé ăn 1 – 2 bữa / ngày

Trẻ 7 tháng có nên bổ sung sữa công thức hay không?

Từ 6 – 7 tháng tuổi bé bắt đầu làm quen với việc ăn dặm bổ sung. Do đó, sữa mẹ hay sữa công thức lúc này vẫn vô cùng cần thiết với 500 – 800 ml/ngày là lượng sữa đủ với nhu cầu của trẻ.