Với bé bị dị ứng đạm sữa bò, việc chọn thực phẩm không hề đơn giản. Đặc biệt, rất khó khăn đối với sản phẩm bánh ăn dặm bởi các sản phẩm bánh ăn dặm không rõ thành phần nguyên liệu đang tràn lan trên thị trường.
Do đó, trong bài viết này banhandam.vn sẽ giải đáp cho mẹ loại bánh ăn dặm dành cho bé bị dị ứng đạm sữa bò nhé!
Các loại bánh không không gây dị ứng đạm bò
Mẹ lo lắng con bị dị ứng có được ăn bánh ăn dặm không? Con ăn bánh loại nào?,…Bé hoàn toàn có thể ăn các loại bánh ăn dặm không chứa sữa, đậu nành hay những thực phẩm gây dị ứng đạm sữa bò.
Nhằm giúp mẹ an tâm hơn trong việc lựa chọn bánh ăn dặm cho con, ba mẹ có thể tham khảo 2 loại bánh ăn dặm không chứa sữa dưới đây!
Bánh gạo ăn dặm hữu cơ Ayiyum
Bánh gạo ăn dặm hữu cơ Ildong Hàn Quốc AYIYUM là một lựa chọn an toàn và lành mạnh cho bé từ 5 tháng tuổi trở lên.
Với 4 vị đa dạng như táo, gạo trắng, rau chân vịt hay khoai lang tím. Cùng với thành phần nguyên liệu hữu cơ, không chứa các thành phần gây dị ứng, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé.
Bánh có kết cấu nhẹ, mềm, dễ tan trong miệng, thiết kế hình oval vừa tay kích thích khả năng cầm nắm của bé.
Do đó, mẹ hoàn toàn cho trẻ bị dị ứng đạm sữa bò sử dụng mà không cần lo lắng tái phát dị ứng của con.
Bánh gạo ăn dặm hình vòng hữu cơ Ayiyum
Bên cạnh báo gạo ăn dặm hữu cơ, sản phẩm bánh gạo ăn dặm hình vòng hữu cơ cũng là sản phẩm được các mẹ Việt có con bị dị ứng đạm sữa bò vô cùng yêu thích.
Dành cho bé yêu 6 tháng tuổi trở lên. Sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu 100% hữu cơ, không chứa các thành phần gây dị ứng như sữa bò, đậu nành, trứng hay bột mì gây dị ứng đạm bò, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé.
Bánh có kết cấu hình vòng nhẹ, mềm, dễ tan trong miệng, kích thích khả năng cầm nắm của bé.
Các thực phẩm lưu ý dành riêng cho bé dị ứng đạm bò
Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò cần được tuân thủ một chế độ ăn đặc biệt để tránh các triệu chứng dị ứng. Dưới đây là một số lưu ý khi xây dựng chế độ ăn cho trẻ dị ứng đạm sữa bò:
Thực phẩm dành riêng cho bé | Lý do |
---|---|
Kiêng các thực phẩm có chứa đạm sữa bò | Đạm sữa bò là thành phần gây dị ứng chính ở trẻ. Do đó, trẻ bị dị ứng đạm sữa bò cần tránh tất cả các thực phẩm có chứa đạm sữa bò, bao gồm: – Sữa bò, sữa dê, sữa cừu, sữa chua, phô mai, kem, bơ,… – Các sản phẩm làm từ sữa bò, như bánh, mì, bánh quy, kẹo,… Các loại thực phẩm chế biến sẵn, như xúc xích, lạp xưởng, thịt xông khói,… |
Tăng cường sữa mẹ | Sữa mẹ chứa các thành phần đạm không gây dị ứng cho bé, vì vậy hãy nỗ lực tăng cường việc cho bé bú sữa mẹ trong thời gian bé bắt đầu ăn dặm. Đồng thời, tránh sử dụng các loại sữa bò, sữa dê và các sản phẩm làm từ sữa, để đảm bảo rằng bé không tiếp xúc với các protein từ sữa bò qua sữa mẹ. |
Cho trẻ dùng các loại sữa hạt | Các loại sữa hạt như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa óc chó,… là nguồn cung cấp protein, canxi, vitamin, khoáng chất,… tốt cho trẻ. Các loại sữa này cũng có vị thơm ngon, dễ uống, nên trẻ thường rất thích. |
Cho trẻ dùng thực phẩm dành riêng cho trẻ dị ứng sữa bò | Hiện nay có nhiều sản phẩm thực phẩm ăn dặm được thiết kế đặc biệt cho trẻ dị ứng sữa bò, tại banhandam.vn các sản phẩm có thể cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho bé ngoài sữa mẹ. |
Ngoài ra để xây dựng chế độ ăn phù hợp cho trẻ bị dị ứng đạm sữa bò, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Bác sĩ sẽ giúp mẹ xác định các loại thực phẩm mà trẻ có thể ăn được và đưa ra lời khuyên cụ thể.
Mẹ cũng cần thường xuyên cho bé đi khám định kỳ bởi trẻ bị dị ứng đạm sữa bò thường sẽ tự khỏi khi trẻ được một đến bốn tuổi. Do đó, mẹ có thể cho trẻ đi khám định kỳ để kiểm tra về tình trạng dung nạp đạm của bé.
Gợi ý các món ăn dặm cho bé dị ứng đạm bò
Dưới đây là một số gợi ý về thực đơn ăn dặm cho bé bị dị ứng đạm sữa bò:
Món ăn | Cách nấu |
---|---|
Súp rau củ | – Nguyên liệu: Khoai lang (300g), bông cải xanh (60g), đậu Hà Lan tươi (40g). – Hấp chín khoai lang, bông cải xanh và đậu Hà Lan. – Xay nhuyễn các loại rau củ với khoảng 75ml nước ấm. |
Cháo cà rốt | – Nguyên liệu: Cà rốt (200g), gạo dẻo (100g). – Rửa sạch cà rốt, bào vỏ, thái nhỏ và hấp chín. – Vo gạo và cho nước vào nấu thành cháo. – Xay nhuyễn cà rốt với cháo, sau đó cho vào bát, trộn đều và cho trẻ ăn. |
Thịt gà rau củ | – Nguyên liệu: Ức gà thái miếng (100g), cà rốt (1 củ), khoai lang (1 củ), táo (1 quả nhỏ), nước cốt gà không nêm muối (200ml), đậu Hà Lan (40g), dầu hướng dương (1 muỗng canh), hành tây băm nhỏ (50g). – Đun nóng dầu, cho hành tây vào đảo khoảng 3 – 4 phút đến khi hành mềm. – Cho gà xào khoảng 3 – 4 phút, sau đó cho cà rốt, khoai lang.Đồng thời lúc đó đun sôi nước cốt gà. – Đun nhỏ lửa và đậy nắp trong 10 – 12 phút hoặc đến khi thịt gà hay các loại rau củ chín mềm. – Thêm đậu Hà Lan vào chảo, tiếp tục đun nhỏ lửa thêm khoảng 3 phút. – Tắt bếp và để nguội bớt rồi cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn. Nếu món ăn quá đặc, mẹ có thể cho thêm nước cốt gà. |
Bánh cá hồi | – Nguyên liệu: Khoai tây nghiền nấu chín (150g), phi lê cá hồi cắt hạt lựu (175g), hành lá cắt nhỏ (1 thìa), tương cà (1 muỗng canh), vụn bánh mì panko (50g). – Cho khoai tây, cá hồi, hành lá, tương cà và vụn bánh mì vào máy xay nhuyễn. – Nặn thành hình bánh cá hồi và phủ bánh bằng phần bánh mì vụn còn dư. – Đun nóng một ít dầu trong chảo. – Chiên bánh trong vòng 3 – 4 phút đến khi bánh vàng và chín đều thì tắt bếp. |
Mẹ cần làm gì để phòng tránh dị ứng đạm sữa bò cho bé
Để phòng tránh dị ứng đạm sữa bò cho bé, có những biện pháp quan trọng mẹ có thể thực hiện như kiểm tra thành phần trên nhãn sản phẩm trước khi mua và cho con sử dụng vì không phải sản phẩm nào cũng dành cho bé dị ứng.
Ngoài những lúc mẹ không trực tiếp chăm con hãy thông báo cho mọi người xung quanh về việc dị ứng của bé. Dặn ông bà, cô giáo không cho con ăn những sản phẩm chứa sữa. Bên cạnh đó, mẹ có thể viết nhãn dán vào các sản phẩm chứa sữa.
Mẹ luôn luôn cần đề phòng trường hợp con tái phát dị ứng bằng việc chuẩn bị thuốc chống dị ứng tại nhà, balo hay bất cứu đâu con có thể đi. Nhưng thuốc cần được chỉ định từ bác sĩ.
Nguyên nhân bé gặp dị ứng đạm sữa bò
Nếu bạn nghi ngờ rằng con bạn có dị ứng đối với sữa bò, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh và nhận được lời khuyên phù hợp. Dị ứng sữa bò xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận diện các thành phần protein trong sữa là có hại cho cơ thể. Khi đó, cơ thể tự động tạo ra các kháng thể miễn dịch loại E (IgE) để tiêu hóa các protein này.
Có hai loại chính của protein trong sữa gây ra các triệu chứng:
- Casein: Đây là phần rắn của sữa và thường xuất hiện khi sữa đặc lại.
- Whey: Đây là phần lỏng của sữa và thường nằm phía trên khi sữa đặc lại.
Khi sữa bò được tiếp xúc với cơ thể, các kháng thể IgE kích thích hệ thống miễn dịch sản xuất histamin và các hợp chất khác để gây ra các triệu chứng bên ngoài cơ thể như nôn mửa, dị ứng, đau bụng, và mẩn đỏ.
Dấu hiệu của bé bị dị ứng
Dị ứng đạm sữa bò (Cows’ Milk Allergy = CMA) là một phản ứng miễn dịch của cơ thể với protein (đạm) có trong sữa bò. Tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng lâm sàng khác nhau, bao gồm:
Triệu chứng | Chi tiết |
---|---|
Triệu chứng da | Trẻ có thể trải qua viêm da cơ địa (bệnh chàm), sưng và ngứa miệng, cảm giác phù môi, mặt, và mí mắt, hoặc xuất hiện các vết mề đay. |
Triệu chứng hô hấp | Trẻ có thể bị nghẹt mũi hoặc sổ mũi, ho khò khè, ho kéo dài. |
Triệu chứng tiêu hóa | Dị ứng đạm sữa bò có thể gây viêm và làm giảm nhu động của hệ tiêu hóa, dẫn đến triệu chứng như đau bụng (biểu hiện bằng cách trẻ quấy khóc, ôm bụng), trào ngược dạ dày thực quản, nôn mửa, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón, rối loạn hấp thu, hoặc đi ngoài có máu. |
Triệu chứng toàn thân | Trẻ có thể trở nên thiếu máu và sắt, dẫn đến chậm phát triển, mệt mỏi và suy nhược cơ thể kéo dài |
Thông thường, các triệu chứng dị ứng đạm sữa bò thường xuất hiện từ vài phút đến vài giờ sau khi trẻ tiếp xúc với sữa bò trực tiếp (sữa công thức) hoặc thông qua đạm sữa bò trong sữa mẹ khi trẻ bú mẹ (nếu mẹ uống sữa bò).
Vì vậy, rất quan trọng để đưa trẻ đi khám sớm để bác sĩ có thể chẩn đoán, xác định mức độ dị ứng, và tư vấn về chế độ ăn phù hợp cho trẻ.
Do đó, chế độ dinh dưỡng cho trẻ dị ứng đạm sữa bò sẽ khác biệt so với trẻ bình thường. Để tìm hiểu thêm về cách quản lý và điều trị trường hợp này, mời bạn tham khảo phần tiếp theo.
Cách xử lý khi trẻ dị ứng đạm sữa bò
Mẹ cần ngưng sử dụng bất kỳ sản phẩm nào chứa sữa bò hoặc các sản phẩm liên quan gây dị ứng.
Sau đó mẹ cần thay thế sữa bò bằng các loại sữa thay thế hoặc thực phẩm khác phù hợp với tình trạng dị ứng của bé.
Hãy đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có được chẩn đoán chính xác và lên kế hoạch điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm sau: Test lẩy da, Xét nghiệm kháng thể IgE đặc hiệu (ELISA), Test thử đạm sữa (OFC).
Mẹ cần xem xét chế độ ăn uống của mình nếu mẹ đang cho trẻ bú, vì đạm sữa bò có thể đi qua sữa mẹ. Loại bỏ sữa và thịt bò khỏi chế độ ăn uống của bạn để đảm bảo sức khỏe của bé.
Nếu bé bị dị ứng với đạm sữa bò, có khả năng bé cũng dị ứng với các loại đạm sữa từ các loài động vật khác như sữa dê, sữa đậu nành,…. Bạn tuyệt đối không nên tự ý thay đổi sữa mà không có sự tư vấn của bác sĩ.