Cách Bảo Quản Bánh Ăn Dặm Cho Bé An Toàn Đúng Cách Bé Khỏe Mạnh

Đối với những mẹ bỉm bận rộn, việc chuẩn bị bánh ăn dặm dư cho con để sử dụng cho những ngày kế tiếp là vô cùng quen thuộc.

Việc bảo quản thức ăn dự trữ giữ nguyên dưỡng chất và mùi vị ban đầu không phải ba mẹ nào cũng nắm rõ.

Hãy để banhandam.vn chỉ mẹ cách bảo quản bánh ăn dặm cho bé an toàn, đứng cách nhé!

Các Cách bảo quản bánh ăn dặm cho bé

Dự trữ bánh ăn dặm trong ngăn mát tủ lạnh

Bánh ăn dặm là món ăn phổ biến được nhiều mẹ lựa chọn cho bé bởi sự tiện lợi và những lợi ích mà bánh mang đến cho con.

Cho dù, mẹ mua thực phẩm về tự chế biến hay mua sẵn thì việc quan trọng nhất là mẹ cần phải biết cách bảo quản đúng cách.

Cách bảo quản bánh ăn dặm trong tủ mát
Cách bảo quản bánh ăn dặm trong tủ mát

Cách 1: Bảo quản bánh trong hộp kín

Đây là cách bảo quản đơn giản và phổ biến nhất. Các mẹ chỉ cần cho bánh vào hộp, đậy kín rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Khi cần cho bé ăn, mẹ chỉ cần lấy bánh ra và hâm nóng lại.

Cách 2: Bảo quản bánh trong túi hút chân không

Túi hút chân không có khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và oxy, giúp bảo quản bánh tươi ngon trong thời gian dài.

Cách bảo quản này cũng giúp giữ được chất dinh dưỡng trong bánh tốt hơn so với cách bảo quản trong hộp kín. Bởi hộp kín vẫn sẽ có lượng không khí tràn vào gây mùi cho đồ ăn.

Mẹ chỉ cần cho bánh vào túi, dáp miệng túi lại sau đó dùng máy hoặc 1 chiếc ống hút cắm vào túi, hút hết không khí ra khỏi túi.

Các mẹ có thể bảo quản bánh trong túi hút chân không trong ngăn mát tủ lạnh từ 3-4 ngày hoặc trong ngăn đông tủ lạnh từ 1-2 tháng.

Cách 3: Sấy khô bánh

Sấy khô là cách bảo quản bánh ăn dặm phổ biến ở các nước phương Tây. Cách bảo quản này giúp giữ được chất dinh dưỡng trong bánh tốt nhất và có thể bảo quản bánh trong thời gian dài.

Để sấy khô bánh ăn dặm, các mẹ có thể sử dụng lò nướng hoặc máy sấy chuyên dụng.

Thời gian sấy khô bánh tùy thuộc vào loại bánh và độ dày của bánh. Thông thường, bánh sẽ được sấy khô trong khoảng 2-3 tiếng hoặc 5-6 tiếng tùy vào từng loại bánh.

Sau khi sấy khô, các mẹ có thể bảo quản bánh trong hộp kín hoặc túi hút chân không.

Bánh sấy khô có thể được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 3-4 tháng hoặc trong ngăn đông tủ lạnh từ 6-12 tháng.

Đối với những loại bánh ăn dặm mua sẵn trên thị trường, thường nhà sản xuất sẽ đóng gói thành các túi vừa ăn, túi zip hoặc hộp mẹ chỉ cần đóng kín và cho trực tiếp vào tủ lạnh.

Dự trữ trong ngăn đông tủ lạnh

Dự trữ bánh ăn dặm trong ngăn đông tủ lạnh là phương pháp được nhiều mẹ lựa chọn để tiết kiệm thời gian và công sức.

Cách bảo quản bánh ăn dặm trong tủ đông
Cách bảo quản bánh ăn dặm trong tủ đông

Phương pháp này cũng giúp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và giữ được chất dinh dưỡng trong bánh.

Cách 1, Mẹ sử dụng khay đá bỏ cháo mới nấu xong đông cứng lại. Dùng dao cắt thành những viên nhỏ sau đó cho trực tiếp vào tủ lạnh hoặc để vào túi đựng, hộp kín.

Cách 2, Đối với các bánh ăn dặm như bánh quy, bánh gạo đã làm theo khuôn rắn. Mẹ cho bánh vào bao đựng, dàn đều, dùng đũa chia thành những phần nhỏ sau đó buộc kín và đưa vào tủ đông.

Lưu ý: Mẹ cần làm nguội bánh hoàn toàn trước khi cho vào ngăn đông tủ lạnh tránh hỏng tủ và hỏng bánh. Khuyến cáo mẹ chỉ nên để bánh ăn dặm trong tủ đông tối đa 2 tháng.

Cách trữ đông thực phẩm theo từng loại riêng biệt

Cách bảo quản từng loại thực phẩm
Cách bảo quản từng loại thực phẩm

Rau củ và trái cây xay nhuyễn

Đối với rau củ cần được rửa sạch qua bằng muối và cắt nhỏ. Sau đó cho vào máy sinh tố xay nhuyễn.

Mẹ cho rau củ và trái cây xay nhuyễn vào khay đá, trữ đông trong ngăn đá tủ lạnh.

Sau khi thức ăn đông cứng lại, tách ra khỏi khay và cho vào túi đựng thực phẩm, bảo quản ở ngăn đá trong khoảng 1 tuần.

Các loại thịt

Thị thường sẽ được cắt thành hình hạt lựu hoặc miếng nhỏ. Luộc chín thịt, cho 1 ít nước luộc thịt và thịt vào máy và xay nhuyễn. Phân thịt vào từng ô khay rồi đem cấp đông trong ngăn đá.

Sau khi thịt đông cứng lại, tách viên thịt ra bọc đựng thực phẩm rồi đem bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. Thời gian sử dụng khoảng 3 – 5 tháng, dùng càng sớm càng tốt.

Súp, cháo

Với súp và cháo mẹ phải nấu chín, để nguội. Chia thành nhiều ô nhỏ hoặc làm đông bằng khay đá.

Tuy nhiên, cháo hay súp là thức ăn dạng lỏng nên chỉ có thể trữ đông được trong 2- 3 ngày thôi các mẹ nhé!

Nước rau củ luộc

Nước rau củ để nguội, đem trữ đông trực tiếp. Mẹ nên trữ đông thành dạng viên đá nhỏ dễ dàng trong việc rã đông. Thời hạn sử dụng nằm trong khoảng 2 – 3 ngày.

Việc sơ chế cá thật sạch là vô cùng quan trọng. Sau đó, hấp chín và lọc xương bỏ da cá, xay nhuyễn thịt cá

Để thịt, cá xay vào bọc thực phẩm rồi đem đi bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. Thời hạn sử dụng trong khoảng 2 – 3 tháng (tùy từng loại cá).

Một số mẹo khi trữ đông thực phẩm

  • Để tránh thực phẩm bị dính vào nhau, bạn có thể cho một ít dầu ăn hoặc bơ vào khay trữ đông trước khi cho thực phẩm vào.
  • Bạn có thể ghi rõ ngày trữ đông và tên món ăn lên khay trữ đông để dễ dàng quản lý.
  • Nếu bạn trữ đông thực phẩm trong thời gian dài, bạn nên chia nhỏ thực phẩm thành từng phần vừa ăn để khi sử dụng không cần rã đông toàn bộ.

Tại sao nên bảo quản đồ ăn, bánh ăn dặm cho bé

Thức ăn dặm là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho bé trong giai đoạn phát triển đầu đời. Trong thực phẩm ăn dặm của bé chứa các vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin B, vitamin C, canxi, kẽm,… giúp bé phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.

Bảo quản bánh ăn dặm giữ nguyên dưỡng chất cho bé
Bảo quản bánh ăn dặm giữ nguyên dưỡng chất cho bé

Tuy nhiên, nếu việc bảo quản đồ ăn dặm không đúng cách sẽ dẫn đến những việc mất đi dưỡng chất của những vitamin có trong thực phẩm.

Ngoài ra, còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Gây ra những vấn đề về tiêu hóa của bé.

Do đó, các mẹ cần biết cách bảo quản đồ ăn dặm đúng chuẩn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé yêu.

Những dụng cụ cần thiết trong quá trình bảo quản bánh ăn dặm

Khay đựng đá hoặc khay thức ăn là dụng cụ quan trọng nhất để bảo quản bánh ăn dặm. Khay đựng đá có nhiều ô nhỏ, giúp các mẹ chia nhỏ bánh ăn dặm thành từng phần vừa ăn.

Khi sử dụng khay đựng đá hoặc khay thức ăn, các mẹ cần rửa sạch và lau khô khay trước khi sử dụng.

Khay đựng thực phẩm được bảo quản
Khay đựng thực phẩm được bảo quản

Túi bảo quản thực phẩm giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào bánh ăn dặm. Các mẹ cần đảm bảo túi còn nguyên vẹn, không bị rách hoặc thủng.

Ngoài ra, để đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, các mẹ nên tự sắm cho mình một chiếc máy xay nhỏ để có thể tự nghiền nhỏ bánh ăn dặm cho con.

Cách rã đông đồ ăn cho bé giữ nguyên hương vị, không mất chất

Rã đông đồ ăn bằng các phương pháp khác nhau
Rã đông đồ ăn bằng các phương pháp khác nhau

Cách rã đông đồ ăn cho bé

Rã đông đồ ăn cho bé là một bước quan trọng để đảm bảo quá trình trữ động thành công hoàn hảo an toàn vệ sinh thực phẩm và giữ được chất dinh dưỡng trong thức ăn. Có nhiều cách để rã đông đồ ăn cho bé, mỗi cách có ưu nhược điểm riêng.

Cách 1: Rã đông bằng lò vi sóng là phương pháp rã đông nhanh chóng, tiện lợi. Nhưng dễ làm mất chất dinh dưỡng trong thức ăn, có thể làm thức ăn bị cháy ở một số vị trí.

Mẹ cho thức ăn vào hộp hoặc bát chuyên dụng cho lò vi sóng. Giảm công suất lò vi sóng xuống 50% (hoặc sử dụng tính năng rã đông).

Hâm nóng thức ăn trong khoảng 15 giây, sau đó kiểm tra lại để đảm bảo thức ăn đã rã đông đều.

Cách 2: Rã đông bằng bếp giúp thực phẩm được rã đông đều, giữ được chất dinh dưỡng trong thức ăn. Nhưng tốn thời gian, không tiện lợi bằng lò vi sóng.

Cách thực hiện vô cùng đơn giản cho thức ăn vào nồi nhỏ. Đun nhỏ lửa, khuấy đều cho đến khi thức ăn rã đông hoàn toàn.

Cách 3: Rã đông bằng nước ấm giúp rã đông đều, giữ được chất dinh dưỡng trong thức ăn. Nhưng tốn thời gian hơn cách rã đông bằng bếp.

Phương pháp này phù hợp với những cuộc dã ngoại không có đầy đủ dụng cụ để ã đông.

Cách 4: Rã đông bằng ngăn mát tủ lạnh khi mẹ chưa cần dùng thực phẩm ngay. Phương pháp này đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giữ được chất dinh dưỡng trong thức ăn.

Lưu ý khi rã đông đồ ăn cho bé

  • Không bao giờ hâm nóng thức ăn đã xay nhuyễn trong hộp hoặc túi nhựa.
  • Không để thức ăn của bé rã đông trong thời gian dài ở nhiệt độ phòng.
  • Đảm bảo tủ lạnh hoặc lò vi sóng của nhà mình được vệ sinh thường xuyên và sạch sẽ.
  • Ghi nhãn các loại thực phẩm, ngày tháng chế biến chúng trên túi.
  • Nên tách thành lượng thức ăn vừa với một lần ăn của bé.

Những điều cần đặc biệt lưu ý khi bảo quản đồ ăn cho bé

Thời gian bảo quản: Bánh ăn dặm có thể bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh trong khoảng 2 ngày và ngăn đông tủ lạnh trong khoảng 1 tuần.

Ghi nhãn: Để tránh nhầm lẫn, mẹ nên ghi rõ tên thực phẩm, ngày làm và số lượng trên các khay trữ đông hoặc túi bảo quản bánh ăn dặm.

Không tái cấp đông: Bánh ăn dặm chỉ nên được rã đông một lần và sử dụng. Không nên tái cấp đông bánh ăn dặm vì có thể làm mất chất dinh dưỡng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Rã đông: Khi lấy thực phẩm ra khỏi ngăn đông tủ lạnh, cần cho thực phẩm vào ngăn mát tủ lạnh để rã đông từ từ, không nên rã đông bằng lò vi sóng hoặc nước nóng.

Giải đáp các thắc mắc cho mẹ trong việc bảo quản bánh ăn dặm

Giải đáp thắc mắc cho mẹ về việc bảo quản thực phẩm
Giải đáp thắc mắc cho mẹ về việc bảo quản thực phẩm

Nên trữ đông thịt sống hay chín cho bé ăn dặm?

Khi trữ đông đồ ăn dặm cho bé, bạn cần phân loại thực phẩm sống và chín riêng. Lý do là bởi thực phẩm sống có thể chứa vi khuẩn salmonella, listeria, E. coli,… nếu trữ chung với thực phẩm chín có thể gây nhiễm khuẩn chéo.

Thức ăn dặm cho bé khi trữ đông cần được đựng trong hộp kín, có nắp đậy kín. Điều này giúp ngăn vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn.

Khi trữ đông thực phẩm sống và chín chung, vi khuẩn từ thực phẩm sống có thể dễ dàng lây lan sang thực phẩm chín.

Điều này có thể khiến thực phẩm chín bị nhiễm khuẩn, gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé.

Bảo quản bánh ăn dặm cho bé như thế nào khi không có tủ lạnh?

Bánh ăn dặm có thể được bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo trong khoảng 2 ngày. Bạn nên đặt bánh ăn dặm trong hộp kín hoặc túi đựng thực phẩm để tránh bụi bẩn và côn trùng xâm nhập.

Không bảo quản bánh ăn dặm ở nơi có nhiệt độ cao hoặc ánh nắng mặt trời trực tiếp. Không bảo quản bánh ăn dặm quá lâu.

Trước khi cho bé ăn, bạn cần kiểm tra bánh ăn dặm xem có bị hư hỏng hay không.

>> Cách làm bánh ăn dặm rau củ cho bé không cần lò nướng