Chia Sẻ Lịch Ăn Dặm Cho Bé 9 Tháng EASY, BLW Đầy Đủ Dưỡng Chất

Lịch ăn dặm cho bé 9 tháng cần được thiết kế theo các phương pháp khoa học như EASY hay tự chỉ huy BLW để dựa vào đó mẹ triển khai thực đơn đầy đủ dưỡng chất nhất cho bé giúp mẹ nhàn tênh.

Hãy cùng banhandam.vn tìm hiểu thông tin về lịch ăn dặm cho bé theo từng phương pháp mẹ nhé!

Lịch ăn dặm cho bé 9 tháng theo EASY

EASY được hiểu là EAT – ACTIVITY – SLEEP – YOUR TIME được hiểu rằng Thời gian Ăn của bé – Ngủ của bé – Thời gian riêng của mẹ. Mẹ áp dụng phương pháp EASY luyện cho con nề nếp ăn ngủ lạnh mạnh ngay từ khi còn nhỏ không gây áp lực chăm con cho mẹ về sau.

Chia Se Lich An Dam Cho Be 9 Thang Easy Blw Day Du Duong Chat 1
Lịch ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi theo phương pháp EASY

Phương pháp ăn dặm EASY là chuỗi thời gian sinh hoạt một ngày của bé được rất nhiều bà mẹ bỉm sữa tại Việt Nam và cả trên thế giới ưa chuộng bởi tính hiệu quả của phương pháp này.

Bé 9 tháng tuổi theo phương pháp EASY 2 - 3 - 4
Bé 9 tháng tuổi theo phương pháp EASY 2 – 3 – 4

Bé 9 tháng theo biến thể EASY mấy?

Đối với bé 9 tháng tuổi (36 tuần) thuộc chu kỳ trẻ từ 19 – 46 tuần là thời kỳ bé phát triển những kỹ năng như bò, cầm nắm hay giao tiếp.

Mỗi ngày bé ngủ khoảng 14 giờ ít hơn so với các thời gian trước do đó bé phù hợp với biến thể EASY theo chu kỳ 2- 3 -4.

“Biến thể EASY 2 – 3 – 4 được hiểu là các thời gian thức trước khi ngủ sẽ cách nhau 2 giờ trước khi ngủ giấc 1 – 3 giờ trước khi ngủ giấc 2 – 4 giờ trước khi ngủ giấc 3  ban ngày mẹ cần cho bé ngủ 2 giờ và ban đêm là 11 – 12 giờ.”

Mẫu lịch ăn dặm cho bé theo biến thể EASY

Mẹ có thể tham khảo mẫu lịch ăn dặm dưới đây để dễ dàng hơn trong việc sắp xếp lịch ăn dặm phù hợp cho con:

Thời gianHoạt động
7hThức dậy, uống sữa hoặc ăn dặm buổi sáng, vận động 2 tiếng.
9hNgủ giấc 1: 1 – 2h.
11hĂn trưa sau đó nghỉ 15 phút rồi vận động .
14hNgủ giấc 2: 1,5 – 2h.
15h30 – 16hThức dậy và ăn bữa phụ buổi chiều.
16h – 20hThời gian sinh hoạt, vệ sinh, tắm rửa, ăn dặm tối, vui chơi.
20hKết thúc một ngày, bé đi ngủ
Mẫu lịch ăn dặm cho bé theo phương pháp EASY

 Ưu nhược điểm ăn dặm kiểu EASY 

Khi tuân thủ phương pháp sau 1 khoảng thời gian mẹ sẽ thấy sự thay đổi rõ ràng của bé như sau:

Ưu điểm Nhược điểm
– Hình thành thói quen sinh học cho con.
– Con bắt đầu có tính tự lập trong các họat động đặc biệt là vấn đề ăn uống, bé không còn phụ thuộc nhiều vào ba mẹ. 
– Giúp mẹ nhàn hơn trong công cuộc chăm con, dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi hơn. Ngoài ra, thời điểm này mẹ có thể quay lại với công việc trước đó hoặc dành thời gian để tìm hiểu thêm về bé. 
– Phương pháp này sẽ gây khó khăn cho mẹ khi vẫn ở chung với ông bà. Bởi quan điểm thương cháu khi bé chưa quen với việc sinh hoạt đúng giờ giấc bé sẽ rất hoảng. 
– Nhiều bé có thể sẽ bị sốc hoặc làm quen lâu bởi áp dụng phương pháp này bé sẽ dễ dàng bị đói vì chưa quen và thiếu năng lượng hoạt động trong ngày. 
– Cần sự kiên trì của ba mẹ không bỏ cuộc giữa chừng.
Ưu, nhược điểm ăn dặm theo phương pháp EASY

Lịch ăn dặm cho bé 9 tháng theo phương pháp BLW

Nguyên tắc lựa chọn thực phẩm 

BLW – phương pháp ăn dặm tự chỉ huy (Baby Led Weaning) được hiểu là ăn dặm theo bé, cho bé tự quyết định hoàn toàn từ việc ăn bao nhiêu, thực phẩm nào.

Với bé 9 tháng tuổi mẹ hoàn toàn có thể bổ sung cho con thêm các thực phẩm thô, cứng hơn so với thời kỳ trước để phát triển kỹ năng nhai, tăng cơ hàm cho con.

Việc lựa chọn thực phẩm trong thời kỳ khởi đầu là vô cùng quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch ăn dặm cho con.

Do đó, mẹ cần tuân thủ các phương pháp lựa chọn thực phẩm  nghiêm ngặt cho thực đơn ăn dặm của con nhé!

Thực phẩm chế biến sẵn

Với những mẹ bận rộn việc lựa chọn thực phẩm chế biến sẵn là lựa chọn hàng đầu trong đó có:

Chia Se Lich An Dam Cho Be 9 Thang Easy Blw Day Du Duong Chat 2
Thực phẩm chế biến sẵn cho bé 9 tháng

Với sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian chọn lựa, được các nhà sản xuất đong đếm dinh dưỡng cuối cùng là mùi vị phù hợp với bé.

Nhưng mẹ rất dễ gặp phải những sản phẩm không tươi, các chất không có lợi cho sức khỏe như muối, đường hay chất bảo quản và cho phí lại vô cùng cao.

Đem tới cho mẹ sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian chọn lựa, được các nhà sản xuất đong đếm dinh dưỡng cuối cùng là mùi vị phù hợp với bé.

Nhưng mẹ rất dễ gặp phải những sản phẩm không tươi, các chất không có lợi cho sức khỏe như muối, đường hay chất bảo quản và cho phí lại vô cùng cao.

Cách chọn thực phẩm chế biến sẵn để đảm bảo an toàn cho bé như sau:

  • Luôn luôn ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng được im trên bao bì, tem mác.
  • Các mẹ thường không quan tâm đến đối tượng sử dụng nhưng đối với các sản phẩm hiện nay nhà sản xuất đều in giới hạn độ tuổi trên bao bì do đó mẹ cần để ý trước khi mua.
  • Thành phần mẹ nên chọn sản phẩm càng ít nguyên liệu càng tốt, ưu tiên sản phẩm organic, ít muối, không chứa các chất tạo màu, tạo vị…

Thực phẩm tự chế biến

Với những mẹ có thời gian chăm sóc con, mẹ nên ưu tiên việc đi lựa chọn thực phẩm và nấu ăn cho con sẽ đảm bảo an toàn hơn rất nhiều mẹ.

Chọn bánh ăn dặm có thành phần nguyên liệu tự nhiên.
Thực phẩm tươi sống mẹ tự chế biến

Nhưng mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Chọn mua hoa quả, rau củ theo mùa, không chọn các loại rau có màu xanh đậm. Không lựa chọn các loại quả lớn quá hay có vết nứt. Các loại đậu không nên chọn ít lông tơ, bóng nhẫy.. Khi mua về mẹ cần ngâm với muối trước khi cho con sử dụng.
  • Khi chọn mua thịt mẹ nên đi mua vào thời điểm sáng sớm, lúc đó là lúc thịt tươi ngon nhất hoặc vào các địa điểm lớn như siêu thị để mua. Ưu tiên thịt được đảm bảo có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. 
  • Về ngũ cốc mẹ nên lựa chọn hạt có mẩy, không có sạn, hạt chắc chắn, mua số lượng ít đảm bảo độ tươi ngon.

Mẫu lịch ăn dặm tự chỉ huy theo phương pháp BLW

Gợi ý lịch ăn dặm cho mẹ như sau:

Thời gianHoạt động
7h – 7h30 Thức dậy, uống sữa hoặc bú mẹ
7h30 – 8h30 Bé sinh hoạt, chơi đùa
8h30 – 9hBé ăn dặm 
9h – 10h30Ngủ giấc trưa
10h30 – 11hThức dậy, uống sữa hoặc bú mẹ
11h – 12hBé sinh hoạt, chơi đùa
12h – 14hNgủ giấc trưa
14h – 14h30Thức dậy, uống sữa hoặc bú mẹ
14h30 – 16hBé sinh hoạt, chơi đùa
16h – 17hNgủ giấc chiều
17h – 17h30 Thức dậy, uống sữa hoặc bú mẹ
17h30 – 18h Bé sinh hoạt, chơi đùa
18h – 18h30 Ăn dặm theo thực đơn 
18h30 – 19hTắm rửa, vệ sinh
19h – 19h30 Uống sữa hoặc bú mẹ
19h30 Sinh hoạt cùng mẹ và đi ngủ 
Lịch ăn dặm cho bé theo phương pháp BLW

Với lịch sinh hoạt tự chỉ huy BLW bé được mẹ cân bằng thời gian ăn, ngủ và hoạt động quy củ hơn, bé chủ động hơn trong ăn uống. 

>> Lịch ăn dặm cho trẻ 10 tháng tuổi chuẩn khoa học.

Nhu cầu dinh dưỡng khi ăn dặm của bé 9 tháng tuổi?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng trẻ 9 tháng tuổi để phát triển được toàn bộ cơ thể cân nặng và chiều cao ba mẹ cần phải hiểu rõ về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cần bổ sung một cách đầy đủ và khoa học nhất.

Đặc biệt không thể thiếu các nhóm chất sau: 

Protein – chất đạm 

Ở thời điểm 9 tháng tuổi nhu cầu về chất đạm hàng ngày tối thiếu 1,4g/kg để đảm bảo phục vụ được nhu cầu phát triển của xương.

Do đó, mẹ cần chú ý dùng những sản phẩm có chứa protein cao đến 70 – 85% như: Thịt, tôm, cua, cá, trứng, sữa,…

Thực phẩm chứa chất đạm
Thực phẩm chứa chất đạm cần có trong bữa ăn của trẻ

Lipit – Chất béo 

Lipid hay còn được gọi là chất béo là thành phần không thể thiếu trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ đặc biệt trong giai đoạn 9 tháng, bé có nhu cầu dinh dưỡng vô cùng cao.

Trong Lipid có chứa các acid béo rất cần thiết hỗ trợ hấp thụ các vitamin như A,D,K,E.

Lượng chất béo bé cần hấp thu cần được mẹ tính toán theo lượng sữa và chất lượng sữa của mẹ. 

Thực phẩm chứa lipid - chất béo
Thực phẩm chứa lipid – chất béo

Lipid có trong các loại hạt, dầu từ các loại hạt, trứng, mỡ cá, dầu oliu, pho mát, bơ, hạt chia, dầu dừa…. mẹ cần phân phối các thực phẩm trên ở hầu hết các bữa ăn cho bé để tận dụng được hết vai trò của Lipid trong cơ thể của trẻ.

Glucid – Đường và chất xơ

Glucid có trong các loại thực phẩm chứa đường và chất xơ như gạo, mì, ngô, yến mạch, khoai, sắn và các loại đậu,… 

Chắc hẳn người lớn chúng mình ngày nào cũng sẽ ăn thực phẩm chứa Glucid để đảm bảo dinh dưỡng thì trẻ 9 tháng cũng vậy.

Nhưng bé cần được cân đo đong đếm về hàm lượng chất nhiều hơn. Glucid cần được chiếm khối lượng lớn thực phẩm nằm trong bữa ăn của con. 

Con ăn các thực phẩm chứa glucid
Con ăn các thực phẩm chứa glucid

Theo các chuyên gia nghiên cứu có tới 8% glucid ở sữa mẹ là lactose khoảng 7g sữa.

Do đó, lượng glucid trong bữa ăn dặm của con cần được tính toán thay đổi phù hợp bổ sung cho lượng sữa mẹ còn thiếu đảm bảo cung cấp năng lượng cho con. 

Vitamin

Mẹ đang nuôi bé 9 tháng chắc hẳn biết rằng vitamin là những loại khoáng chất vô cùng cần thiết cho trẻ.

Mẹ thường mua rất nhiều các sản phẩm bổ sung vitamin cho con bởi lo lắng thiếu vitamin trong thực phẩm hàng ngày của con. 

Có các loại vitamin cần bổ sung cho con như là Vitamin A, Vitamin C, Vitamin D, Vitamin E, Vitamin K, Vitamin B….

Thực phẩm chứa chất vitamin
Thực phẩm chứa chất vitamin

Vitamin cho bé nằm trong các sản phẩm được chiết xuất từ sữa, cá, rau xanh, các loại hạt hay thịt…

Ưu tiên bổ sung rau xanh, hoa quả có màu xanh đậm để bổ sung tối đa vitamin cho con.

Khối lượng vitamin cần thiết cho trẻ 9 tháng tuổi như sau:

  • Vitamin A: Được cung cấp chủ yếu trong sữa mẹ, dự trữ ở gan và nhiều hay ít phụ thuộc vào dinh dưỡng của mẹ. Đối với trẻ 9 tháng cần tối thiểu 400mg/ ngày 
  • Vitamin C: Cần tối thiểu 30mg/ngày
  • Vitamin D: Cần tối thiểu 100mg/ngày 
  • Vitamin B1: Cần tối thiểu 0,3mg/ngày 
  • Vitamin B2: Cần tối thiểu 0,4 mg/ngày
  • Vitamin B3: Cần tối thiểu 4mg/ngày 

Khoáng chất

Các loại khoáng chất cơ bản như Calci, Sắt , Kẽm đều rất quan trọng trong việc phát triển bởi calci giúp trẻ phát triển mô, xương hay răng.

Sắt sẽ giúp bé phát triển toàn diện và cuối cùng là Kẽm tăng hệ miễn dịch cho con. 

Thưc phẩm chứa khóa chất
Thực phẩm chứa khoáng chất trong bữa ăn của bé

Khoáng chất có trong các loại hạt, động vật có vỏ như hàu, nghêu…, các loại rau có họ cải, nội tạng động vật, trứng, đậu, cacao hay bơ. 

Giải đáp thắc mắc cho mẹ về bé 9 tháng?

Bé 9 tháng có ăn được sữa chua không?

Thời điểm từ 7 tháng bé đã có thể ăn được sữa chua. Lúc này hệ tiêu hóa của bé đã dần hoàn thiện đòi hỏi thêm các dinh dưỡng khác phát triển hoàn thiện hơn.

Bổ sung sữa chua cho bé đồng thời sẽ nạp vào cơ thể bé một lượng dưỡng chất lớn với protein, vitamin hay lợi khuẩn không chỉ tăng hệ tiêu hóa mà còn tăng sức đề kháng cho trẻ.

Bên cạnh đó sữa chua sẽ cung cấp DHA rất có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ. 

Sữa chua khô ildong hàn quốc
Sữa chua khô ildong hàn quốc

Nếu bé có hệ tiêu hóa khỏe mẹ có thể lựa chọn sản phẩm sữa chua khô ăn dặm Ildong Hàn Quốc có chứa tới 700 lợi khuẩn latic, vitamin, khoáng chất bổ sung cho bé còn thiếu trong thực phẩm hàng ngày.

Bé 9 tháng ăn được những trái cây gì?

Với bé 9 tháng tuổi mẹ có thể xay nhuyễn các loại trái cây như táo, bơ, chuối, đào, đu đủ, việt quất, xoài…

Những loại trái cây mềm mẹ có thể cho bé ăn trực tiếp, xay nhuyễn hay ép thành nước hoa quả làm đa dạng thực đơn cho bé, bổ sung thêm canxi, kali.

Mẹ cần lựa chọn hoa quả theo mùa để đảm bảo an toàn cho con. 

Nước ép trái cây ildong
Nước ép trái cây tươi cho con.

Ngoài ra mẹ có thể sử dụng các loại nước ép trái cây có sẵn trên thị trường nếu mẹ không có thời gian chuẩn bị cho con

Bé 9 tháng ăn phô mai được không?

Tùy thuộc vào cơ địa của từng bé nhưng với giai đoạn 9 tháng thường các bé đều có thể ăn phô mai. Nhưng mẹ sẽ phải cho con ăn thử để biết rằng bé có dị ứng với phô mai không nhé.

Với phô mai khô ăn dặm Ildong Ayiyum 68% phô mai tự nhiên béo ngậy, dễ tan cung cấp năng lượng cho bé hoạt động xuyên suốt ngày dài.

Phô mai khô ăn dặm là gì?
Phô mai khô ăn dặm Ildong Ayiyum Hàn Quốc

Như vậy, bé 9 tháng tuổi có thể áp dụng được nhiều phương pháp lên lịch ăn dặm khoa học như EASY, tự chỉ huy BLW, thời điểm này ngoài việc chăm chút cho con sinh hoạt theo thời khóa biểu thì mẹ vẫn cần luôn đồng hành bên con để đảm bảo sự phát triển của con hoàn thiện nhất!