Mẹ chính tay làm bánh ăn dặm tạo một “làn gió mới” vừa dinh dưỡng vừa thu hút bé yêu.
Nhưng mẹ không biết công thức, cách làm bánh ngon? Nguyên liệu làm bánh cần có gì? Và đặc biệt, nếu mẹ không có lò nướng thì có làm được không?
Bài viết dưới đây banhandam.vn hướng dẫn mẹ làm bánh ăn dặm rau củ cho bé yêu không cần lò nướng nhé!
Cách làm bánh ăn dặm rau củ không cần lò nướng
Mẹ hãy học ngay cách làm bánh ăn dặm rau củ siêu dễ bổ sung chất dinh dưỡng có trong rau cho con.
Tạo sự thích thú cho con với món mới bắt mắt mà không cần lo lắng con không thích ăn rau.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Bột: 400g bột mì đa dụng
- Trứng: 2 quả trứng gà
- Sữa: 400ml sữa tươi
- Rau củ:
- Cải bó xôi: 20g
- Dâu tây: 5 quả
- Cà rốt: 1/2 củ
- Việt quất: 15 quả
- Chuối: 1 quả
- Dầu ăn: Một ít dầu oliu
Cách chế biến siêu dễ chi tiết
Trộn bột:
Khuấy tan 2 quả trứng gà và 400ml sữa tươi. Mẹ tiếp tục khuấy khi cho bột mì vào đến khi có hỗn hợp mịn.
Mẹ cho từ từ bột mì vào hỗn hợp trứng sữa để tránh bị vón cục, mẹ có thể dùng rây lọc hỗ trợ tách bột.
Sơ chế rau củ:
Cải bó xôi cần được rửa sạch, chần qua với nước sôi cho rau chín tới và để ráo bớt nước, sau đó giã nhuyễn rau.
Cà rốt mẹ hãy gọt vỏ và bào nhuyễn thành sợi nhỏ. Dâu tây và Việt quất rửa sạch, để ráo rồi dầm nát ra. Cuối cùng lột vỏ chuối, cắt lát và dầm đến khi nhuyễn.
Trộn bột với rau củ:
Mẹ nên chia bột thành 5 phần bằng nhau tương đương với 5 loại rau củ quả. Sau đó, mẹ lần lượt cho bột vào từng chén rau củ quả khuấy đều cho các hỗn hợp hòa trộn với nhau.
Chiên bánh:
Bước cuối cùng vô cùng quan trọng quyết định hương vị của bánh. Mẹ đặt chảo chống dính lên bếp, hãy tráng một lớp dầu oliu mỏng rồi làm nóng chảo với lửa vừa.
Tiếp theo, mẹ cho từng 1 muỗng canh hỗn hợp đã trộn bột rau củ quả vào và chiên trên lửa nhỏ.
Khi đã thấy mặt bánh nổi bọt khí, mặt bánh phía dưới khô ráo dễ tách khỏi đáy chảo thì mẹ có thể trở mặt lại, tiếp tục rán cho 2 mặt vàng khô ráo là đã có ngay món bánh rau củ cho bé măm măm.
Bánh rau củ sau khi chiên xong có màu vàng thêm điểm nhấn xanh, hồng từ trái cây bắt mắt.
Hương vị thơm ngon, giàu dinh dưỡng lại thật dễ làm phải không nào. Mẹ hãy mau chóng thử nghiệm nhé!
Lưu ý:
- Khi chiên bánh, mẹ nên để lửa nhỏ để bánh chín đều và không bị cháy.
- Mẹ có thể điều chỉnh lượng đường trong sữa tươi tùy theo khẩu vị của bé có thể chọn loại sữa không đường.
- Mẹ có thể thay thế các loại rau củ khác nhau để tạo ra những món bánh rau củ mới lạ và hấp dẫn cho bé.
Cách làm bánh xèo rau củ siêu dễ
Bánh xèo rau củ chiên trứng là một biến tấu mới lạ và hấp dẫn cho bé từ 7 tháng tuổi trở lên.
Món ăn này vẫn giữ được hương vị thơm ngon, giàu dinh dưỡng của bánh rau củ truyền thống, đồng thời thêm phần giòn rụm, béo ngậy của trứng chiên.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Trứng gà: 3 quả
- Rau củ:
- Khoai tây: 1/2 củ
- Cà rốt: 1/2 củ
- Gia vị:
- Hành lá: 2 cọng
- Hành hương: 1-2 củ
- Nước mắm dành riêng cho bé
- Hạt tiêu
- Dầu ăn dành riêng cho bé
Cách chế biến chi tiết
Sơ chế nguyên liệu:
Khoai tây, cà rốt, hành hương cần được gọt vỏ, rửa sạch và bào sợi nhỏ. Hành hương cắt lát nhỏ.
Trộn bột:
Mẹ cho hỗn hợp các nguyên liệu đã chuẩn bị vào bát, đập vào 3 quả trứng, 1 thìa cà phê nước mắm chuyên dùng cho bé, xíu hạt tiêu và trộn đều.
Nếu bé dưới 1 tuổi thì không cho tiêu. Hoặc chỉ cho 1 lượng cực nhỏ tạo hương vị bởi bé được khuyến cáo chưa được sử dụng hạt tiêu trong giai đoạn mới ăn dặm.
Mẹ có thể nêm nếm tùy theo sở thích của con và nên cho con sử dụng các gia vị dành riêng theo từng độ tuổi.
Chiên bánh:
Tương tự như cách làm của các loại bánh khác mẹ đun nóng với 1 chút dầu ăn để lửa vừa.
Đổ dàn hỗn hợp trứng dàn đều, Chiên chín vàng mỗi mặt 5 phút, đậy nắp cho bánh mau chín.
Khi lật mặt bánh, mẹ nên dùng cọ phết lên trên mặt bánh một ít dầu cho bánh đỡ bị khô.
Khi bánh trứng rau củ đã chín thì đổ ra đĩa, cắt thành những miếng nhỏ cho bé thưởng thức.
Cách trình bày:
- Bánh xèo chiên trứng cho bé có thể ăn kèm với tương ớt, tương cà hoặc nước mắm chua ngọt.
- Mẹ có thể trang trí bánh xèo với một ít rau thơm để món ăn thêm hấp dẫn.
Cách làm bánh kết hợp bông cải xanh và bí ngòi
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 2 chén bông cải xanh thái nhỏ
- 3 quả bí ngòi
- 6 củ cà rốt
- 1 củ hành tây
- 1 cốc hạt ngô
- 4 quả trứng lớn
- 2 thìa cà phê muối
- 1/2 chén vụn bánh mì panko
- 1/2 thìa cà phê bột nở
- 1/2 chén bột mì
- 1/2 chén phô mai Parmesan bào sợi
- 1 thìa cà phê gia vị Cajun
- 2 – 3 tép tỏi băm nhuyễn
- Hạt tiêu xay
Cách chế biến chi tiết
Bí ngòi gọt vỏ, rửa sạch, bào sợi rồi trộn với 1 thìa cà phê muối. Để khoảng ít nhất 30 phút, sau đó vắt bí ngòi cho ráo nước muối.
Cà rốt cạo vỏ, rửa sạch, bào sợi. Bông cải xanh rửa sạch, cắt nhỏ. Hành tây mẹ bóc vỏ sau đó thái hạt lựu và xào sơ trên chảo.
Làm hỗn hợp bột bánh rau củ:
Cho hỗn hợp tất cả các nguyên liệu đã sơ chế vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.
Sau đó đổ hỗn hợp bí ngòi đã xay nhuyễn vào tô lớn, thêm vụn bánh mì panko, bột nở, hạt tiêu, Cajun (nếu dùng), tỏi băm nhuyễn, phô mai Parmesan và trộn đều.
Chiên bánh:
Mẹ đun nóng chảo bằng cách cho lượng dầu ăn nhỏ vào chảo, bật lửa nhỏ. Sau đó, dùng muỗng múc hỗn hợp bột bánh rau củ, nặn thành từng viên nhỏ, tròn và dẹt như chả cá.
Cho từng viên bánh vào chảo, rán mỗi mặt khoảng 4 – 5 phút cho chín vàng.
Gắp bánh ra dĩa lót sẵn giấy thấm dầu, đợi ráo dầu thì đã có món bánh ăn dặm rau củ cho bé ăn dặm đầy hấp dẫn.
Ngoài ra, mẹ có thể thay thế bằng những loại rau củ khác không giới hạn. Nêm nếm gia vị phù hợp với khẩu vị thường ngày của trẻ.
Gợi ý cho mẹ cách chọn mua nguyên liệu đảm bảo chất lượng.
Đối với rau:
Khi lựa chọn mẹ nên chọn những bó rau xanh, tươi và vẫn còn nguyên gốc.
Lá xanh nhạt thay vì đậm vì những lá này vẫn còn non, nhiều dưỡng chất và khi ăn không quá dai.
Mẹ nên tránh những cây có thân bị dập, gãy, khô héo chuyển thành màu vàng sẽ không còn tươi ngon nữa.
Đối với củ:
Nên chọn củ có màu sáng, vỏ mịn, lá xanh tránh mua những củ bị dập nát, héo lá hay thân bị nứt.
Đối với quả:
Mẹ nên lựa chọn những cửa hàng chuyên hoa quả uy tín bởi hoa quả nhập lậu đang tràn lan trên thị trường với mức giá cực rẻ.
Ưu tiên chọn những quả tươi, vỏ mỏng, còn cuống lá. Tránh những quả đã có hiện tượng sâu dập nát hay chảy nước.
Khi mua về mẹ cần ngâm nước muối trước khi cho vào tủ báo quản.
Lưu ý khi tự làm bánh ăn dặm cho bé
Lưu ý khi tự làm bánh cho bé ăn dặm
- Cho bé ăn bánh ăn dặm vào các bữa phụ: Bánh ăn dặm chỉ nên cho bé ăn vào các bữa phụ, không nên thay thế bữa chính. Mỗi bữa ăn nên cách nhau khoảng 2 giờ để đảm bảo hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt.
- Không cho bé ăn bánh ăn dặm vào tối muộn: Nên cho bé ăn bánh ăn dặm trước 8 giờ tối để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh răng miệng.
- Chọn nguyên liệu làm bánh an toàn: Nguyên liệu làm bánh ăn dặm cần phải đảm bảo an toàn, phù hợp với hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ. Tốt nhất nên chọn các thực phẩm tự nhiên, không chứa chất bảo quản, chất tạo màu, hương liệu,… Hạn chế tối đa sử dụng muối, đường trong các món bánh ăn dặm cho bé dưới 1 tuổi.
- Làm bánh đa dạng: Để tránh nhàm chán, cha mẹ có thể sáng tạo nhiều cách làm bánh ăn dặm khác nhau, phù hợp với khẩu vị của bé. Tạo hình bánh theo sở thích của bé cũng là một cách giúp bé thích thú hơn khi ăn.
Một số lưu ý nhỏ khác:
- Khi xay rau củ làm bánh ăn dặm cho bé, cha mẹ nên xay nhuyễn nhưng không quá mịn để bé dễ tiêu hóa.
- Không nên cho bé ăn bánh ăn dặm khi bánh còn nóng.
- Nếu bé có biểu hiện dị ứng với một số loại nguyên liệu nào đó, cha mẹ nên ngừng cho bé ăn loại nguyên liệu đó.
Thời điểm bé bắt đầu được ăn bánh ăn dặm mẹ làm
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ nên bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Đây là thời điểm hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển tương đối hoàn thiện, có thể hấp thụ được các loại thức ăn đặc hơn sữa mẹ.
Giai đoạn 1: 6-7 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, trẻ mới bắt đầu làm quen với thức ăn đặc nên cha mẹ nên cho bé ăn những loại bánh mềm, dễ nhai, dễ tiêu hóa như bánh bột gạo, bánh mì trắng, bánh bông lan,… Bánh nên được xay nhuyễn hoặc nghiền nhỏ để bé dễ ăn.
Giai đoạn 2: 8-9 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, bé đã bắt đầu tập nhai nên cha mẹ có thể cho bé ăn những loại bánh cứng hơn một chút như bánh quy, bánh mì sandwich,… Tuy nhiên, bánh vẫn cần được cắt nhỏ thành miếng vừa ăn để bé dễ nuốt.
Giai đoạn 3: 10-12 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, bé đã có thể ăn được những loại bánh cứng như bánh quy giòn, bánh mì nướng,… Cha mẹ có thể cho bé thử các loại bánh có nhiều hình dạng, màu sắc khác nhau để kích thích thị giác và vị giác của bé.
Có những loại bánh ăn dặm nào?
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện vô vàn các loại bánh ăn dặm để đáp ứng đủ nhu cầu của mẹ và bé. Ba mẹ có thể dễ dàng tìm thấy các loại bánh ăn dặm nội địa hay nhập khẩu từ Hàn, Nhật hay các nước châu Âu.
Việc mẹ làm bánh tại nhà cho con là vô cùng tuyệt vời. Mẹ gửi gắm tới con không chỉ những chiếc bánh ăn dặm ngon, dinh dưỡng lại tràn đầy yêu thương.
Ngoài ra, mẹ có thể lựa chọn bánh ăn dặm tại banhandam.vn thay đổi vị cho bữa phụ của con, cung cấp dinh dưỡng và tiện lợi cho mẹ trong những lúc bận rộn chưa có thời gian làm bánh cho bé yêu!
>> Bánh ăn dặm loại nào “tan ngay trong miệng” cho bé chưa mọc răng?