Lịch Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 5 6 Tháng Giúp Trẻ Khỏe Mẹ Vui

Lịch ăn dặm cho bé 5 6 tháng theo phương pháp truyền thống, BLW, EASY hay Nhật với Thực đơn phong phú giúp mẹ tạo thói quen sinh hoạt, phát triển toàn diện cho trẻ.

Tuy nhiên mỗi đứa trẻ đều khác nhau nên đây là giai đoạn đầy thử thách với ba mẹ…. Hiểu được những khó khăn của ba mẹ ILDONG FOOD gửi tới bạn những kinh nghiệm lên lịch ăn dặm cho bé 6 tháng đầy đủ nhất!

Thực đơn 30 ngày đầu ăn dặm 

Việc xây dựng thực đơn ăn dặm cho con cực kỳ cần thiết cho sự phát triển đem lại lợi ích cho hệ tiêu hóa của trẻ và giúp mẹ chuẩn bị bữa ăn hàng ngày cho con đơn giản hơn. 

Chi tiết Thực đơn trong 30 ngày ăn dặm cho bé cực đơn giản như sau: 

Ngày 1 Bột gạo + Súp lơ + Ớt chuôngNgày 16Cháo + Rau mầm + Khoai lang tím + Nước ép nho
Ngày 2Cháo trắng + Nước ép táoNgày 17Sữa bí đỏ + Đậu Hà Lan 
Ngày 3Cháo trắng + Cà rốt nghiềnNgày 18Cháo + Lòng đỏ trứng + dầu oliu + nước ép 
Ngày 4Củ cải + su su luộc + táo nướng quếNgày 19Cháo + Cải chíp + Nước ép 
Ngày 5Cháo trắng + Cá bào rong biển, bí ngòi nghiềnNgày 20Cháo cà rốt + Đậu Hà + Lá dứa 
Ngày 6Cháo củ cải, bí đỏ nghiền + nước ép củ quảNgày 21Cháo hạt + Súp lơ trắng + Rau cải xoăn + Ớt chuông
Ngày 7Cháo + Su su Ngày 22Cháo bí đỏ + Dầu oliu + Hạt kê
Ngày 8Cháo + bí nghiềnNgày 23Cháo yến mạch + súp lơ + bắp tím
Ngày 9Khoai nghiền + sữa mẹ Ngày 24Cháo bí đao + Đậu xanh
Ngày 10Cá hồi + bí hấp + khoai hấp Ngày 25Cháo rau má + Rau mồng tơi
Ngày 11Cháo + dầu oliu + rau ngót + Nước hoa quảNgày 26Yến mạch + hạt + khoai lang + đu đủ
Ngày 12Khoai tây nghiền + sữa mẹNgày 27Cháo đậu que + hành tây + rau mồng tơi + phô mai 
Ngày 13Cháo + dầu oliu + bắp cả + cà chua Ngày 28Cá hồi + đậu hũ
Ngày 14Táo + chuối nghiền + sữa mẹ Ngày 29Súp bánh kèm sữa mẹ + Táo nghiền 
Ngày 15Cháo + Rau mầm + Cà chua + Nước ép Ngày 30Cà rốt luộc + Thịt gà rang + Kiwi 

Mẫu lịch ăn dặm mẹ có thể chỉnh sửa theo bé nhà mình : Lịch ăn dặm 

Cách xây dựng lịch ăn dặm cho bé khoa học nhất  

Quan sát thời gian bé cần để tiêu hóa 

Thời gian tiêu hóa của bé bao lâu phụ thuộc nhiều nhất vào yếu tố thức ăn như loại thức ăn, lượng thức ăn nạp vào, thời gian hoạt động, quá trình trao đổi chất của bé.

Trung bình bé sẽ mất khoảng 14 đến 70 giờ để tiêu hóa hết hoàn toàn. Với các sản phẩm rau củ bé hết 24 giờ để tiêu hóa.

Những sản phẩm có nhiều đạm như thịt, cá thì bé sẽ mất khoảng 48 giờ để tiêu hóa.

Thời gian tiêu hóa của trẻ
Thời gian tiêu hóa của trẻ

Tiêu chí lựa chọn đồ ăn dặm

Trong quá trình tiêu hóa bé sẽ trải qua 4 giai đoạn từ nhai nát trong miệng, thức ăn khi vào dạ dày sẽ được trộn với axit và các enzyme trong dạ dày để tiếp tục tiêu hóa.

Sau đó tới ruột non nơi các dinh dưỡng được hấp thụ vào cơ thể và cuối cùng là xuống ruột già rồi ra ngoài cơ thể.

Khi lựa chọn thực phẩm ăn dặm cho con mẹ cần tính toán thật kĩ bởi thời điểm này dạ dày của trẻ vẫn chưa hoàn thiện.

Lúc này thành phần chứa dưỡng chất, dinh dưỡng được đặt lên hàng đầu.

Lượng vitamin và sắt dự trữ trong bụng mẹ sẽ dần biến mất khi bé lớn lên nên việc ăn dặm sẽ giúp duy trì được lượng dưỡng chất quan trọng này.

Mẹ nên lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng chứa các chất như vitamin, Omega, Chất đạm, Chất béo, Chất xơ, như rau dền, rau muống, bơ, sữa….

Các chất cần có cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm
Các chất cần có cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm

Với bé có thể ăn được thịt mẹ có thể cho con ăn cá hồi, thịt gà, trứng để bổ sung đạm cho con.

Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung cho con các sản phẩm dinh dưỡng bên ngoài khóa như bánh cuộn mini ayiyum, bánh xốp cho bé 5 6 tháng của ILDONG FOOD được rất nhiều bà mẹ tại Việt Nam tin dùng. 

Bánh ăn dặm
Bánh ăn dặm an toàn dành cho bé 6 tháng tuổi

Liều lượng ăn dặm khuyên dùng cho trẻ 6 tháng tuổi. 

Với các bé 6 tháng tuổi mẹ hãy cho con ăn những loại bột loãng, dạng sệt hoặc thức ăn xay nhuyễn với lượng thức ăn 200ml/ bữa.

Mẹ chỉ nên cho trẻ ăn ⅔ lượng thức ăn chuẩn bị để bé khi muốn ăn thêm có thể đòi mẹ, mẹ sẽ yên tâm hơn tránh tình trạng ép bé ăn quá nhiều so với nhu cầu của bé. 

Gợi ý lịch thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng theo các phương pháp

Lịch thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng truyền thống 

Ông cha ta ưa chuộng sử dụng nuôi con nhỏ bằng cách xay nhuyễn thức ăn và trộn chung vào đồ ăn chính như bột trộn chung với thịt, cá, rau, củ để tạo nhiều món cháo hay bột khác nhau.

6h10h14h18h
Thứ 2Bú mẹ Bột + Thịt lợnNước cam + Bột trứngBú mẹ 
Thứ 3Bú mẹ Bột sữaNước quýt + Bột thịt lợnBú mẹ 
Thứ 4Bú mẹ Bột + Thịt lợnNước cam + Bột trứngBú mẹ 
Thứ 5Bú mẹ Bột sữaNước quýt + Bột thịt lợnBú mẹ 
Thứ 6Bú mẹ Bột thịt gàNước cam + Bột sữaBú mẹ 
Thứ 7Bú mẹ Bột trứngNước quýt + Bột thịt lợnBú mẹ 
Chủ Nhật Bú mẹ Bột thịt gàNước cam + Bột sữaBú mẹ 
Lịch kèm thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng theo phương pháp truyền thống

Lưu ý: Mẹ chỉ nên tăng thức ăn khi khả năng nhai của bé tiến bộ và mẹ có thể bổ sung bánh ăn dặm, snack hoặc sữa chua trong bữa phụ. 

Mẫu lịch ăn dặm mẹ có thể chỉnh sửa theo bé nhà mình : Lịch ăn dặm 

Lịch thực đơn ăn dặm cho bé 5 6 tháng theo EASY

Phương pháp ăn dặm EASY  của tác giả Tracy Hogg trong cuốn sách baby whisperer. Bắt đầu với một lượng nhỏ thức ăn nghiền nhuyễn hoặc ăn cầm tay.

Tiếp tục cho trẻ bú lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức như thường lệ. Sau một vài tuần bắt đầu bổ sung thêm các loại thực phẩm khác để bé có thể trải nghiệm các mùi vị và kết cấu khác nhau.

Các chữ trong EASY được giải thích như sau: 

E (eat): ăn sau khi ngủ dậy

A (activity): vận động và nô đùa

S (sleep): thời gian bé ngủ

Y (your time): thời gian cho mẹ thư giãn, nghỉ ngơi.

Mẫu lịch thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng theo phương pháp EASY: 

  • 7h30: Bé được mẹ đánh thức dậy, vệ sinh cá nhân, sau đó bé được cho bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • 8h30: Bé được cho ăn cháo hoặc bột. Mẹ nên nấu cháo loãng hoặc xay mịn, trước mắt có vị ngọt để bé ăn dễ dàng hơn.
  • 12h30: Cơm cần được nghiền nát hoặc cháo loãng ăn cùng với rau củ nghiền
  • 16h30: Cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • 17h30: Cho bé ăn cơm nghiền nát hoặc cháo loãng giống bữa trưa của bé
  • Trước 19h: Cho bé bú mẹ hoặc sữa công thức
6h10h14h18h
Thứ 2Bú mẹ Khoai lang nghiền + Bơ nghiềnBú mẹ Bú mẹ 
Thứ 3Bú mẹ Khoai tây nghiền + Táo hấp nghiềnBú mẹ Bú mẹ 
Thứ 4Bú mẹ Cháo xay + Súp lơ xanh nghiền mịnBú mẹ Bú mẹ 
Thứ 5Bú mẹ Bí đỏ nghiền + Lê hấp nghiền mịnBú mẹ Bú mẹ 
Thứ 6Bú mẹ Cháo xay + Chuối nghiền Bú mẹ Bú mẹ 
Thứ 7Bú mẹ Khoai lang nghiền + Lê hấp nghiềnBú mẹ Bú mẹ 
Chủ NhậtBú mẹ Khoai tây nghiền + Chuối nghiềnBú mẹ Bú mẹ 
Lịch + Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

Mẫu lịch ăn dặm mẹ có thể chỉnh sửa theo bé nhà mình : Lịch ăn dặm 

Lịch thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng BLW

BLW – Baby led weaning hay còn được gọi là ăn dặm tự chỉ huy thực hiện cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.

Khi hệ tiêu hóa phát triển và trẻ sẽ bỏ qua giai đoạn ăn thức ăn xay, nghiền và thực hiện ngày chế độ ăn đặc bằng tay.

Cách cho bé ăn dặm BLW sẽ giúp trẻ thực hiện kỹ năng nhai thức ăn trước khi nuốt.

Lịch 1Lịch 2
7h30: dậy bú sữa7h30- 8h: dậy bú sữa
Từ 8h -11h30: ngủTừ 8h -11h30: ngủ
11h30: ngủ dậy, bú sữa11h30: ngủ dậy, bú sữa
12h30 hoặc 13h: ăn dặm BLW (có thể đổi bữa này sang bữa chiều nếu không có thời gian hoặc có người ở cạnh bé)12h30 hoặc 13h: ăn dặm BLW
Trong khoảng 13h30 -15h30 hoặc 16h: ngủTrong khoảng 13h30 -15h30 hoặc 16h: ngủ
15h30 hoặc 16h: ngủ dậy, bú sữa15h30 hoặc 16h: ngủ dậy, bú sữa
Lịch ăn dặm BLW cho bé 6 tháng

Đây hoàn toàn là giờ giấc mẹ chỉ nên tham khảo và thay đổi lịch theo thời gian sinh hoạt của bé nhà mình. 

Mẫu lịch ăn dặm mẹ có thể chỉnh sửa theo bé nhà mình : Lịch ăn dặm 

Lịch thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu nhật 

Lịch ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp phối hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau tạo nên thực đơn đa dạng, ngon miệng, để thực phẩm nguyên bản để trẻ cảm nhận được mùi vị đặc trực của thức ăn phát triển vị giác cho trẻ.

6h10h14h18h
Thứ 2Bú mẹ Cháo trắng + carot Bú mẹ Bú mẹ 
Thứ 3Bú mẹ Cháo trắng + carot Bú mẹ Bú mẹ 
Thứ 4Bú mẹ Cháo trắng + Bí đỏ Bú mẹ Bú mẹ 
Thứ 5Bú mẹ Cháo trắng + Bí đỏBú mẹ Bú mẹ 
Thứ 6Bú mẹ Cháo trắng + Bí đỏBú mẹ Bú mẹ 
Thứ 7Bú mẹ Cháo trắng + Cà chua Bú mẹ Bú mẹ 
Chủ Nhật Bú mẹ Cháo trắng + Cà chua Bú mẹ Bú mẹ 
Lịch + Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng Kiểu Nhật

Mẫu lịch ăn dặm mẹ có thể chỉnh sửa theo bé nhà mình : Lịch ăn dặm 

Lý do quan trọng mẹ nên cho bé ăn dặm theo lịch 

Trong giai đoạn bé 6 tháng lượng dưỡng chất từ sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của bé.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng lúc này bé có xu hướng hoạt động nhiều hơn, thích khám phá nên sữa mẹ không còn đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé hoạt động cả ngày dài. 

Mỗi ngày cơ thể bé cần 700kcal trong khi đó sữa mẹ chỉ cung cấp cho bé 450kcal. Ở thời điểm này mẹ cần bổ sung thực phẩm ăn dặm cho trẻ không chỉ đảm bảo chất dinh dưỡng cho con mà cho con trải nghiệm, kích thích kỹ năng phát triển của con.

Lý do mẹ nên sắp xếp lịch ăn dặm cho bé
Lý do mẹ nên sắp xếp lịch ăn dặm cho bé

Quá trình ăn dặm còn giúp bé phát triển hệ tiêu hóa từng bước làm quen với việc nhai và nuốt thức ăn rắn, cải thiện khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Đồng thời, việc giới thiệu thực phẩm mới từng chút một giúp giảm nguy cơ dị ứng thực phẩm.

Một điểm quan trọng để phụ huynh có thể theo dõi và xác định thực phẩm gây ra vấn đề.

Hơn nữa, việc ăn dặm từ sớm còn giúp bé hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, khuyến khích sự đa dạng trong khẩu phần.

Quá trình này không chỉ là việc nuôi dưỡng cơ thể mà còn là cơ hội để bé trải nghiệm các hương vị mới, khám phá thế giới xung quanh từ đó kích thích sự phát triển tâm lý và tình cảm của bé thông qua việc thưởng thức ẩm thực.

Như vậy, việc thực hiện ăn dặm theo lịch trình là một phần quan trọng trong chăm sóc và phát triển toàn diện cho bé yêu.

Nguyên tắc mẹ cần tuân thủ khi cho bé ăn dặm đảm bảo chất lượng.

Ăn từ lỏng đến đặc, Từ ngọt tới mặn

Trước đó bé chỉ có nguồn dinh dưỡng duy nhất từ sữa mẹ vì thế bé cần được nạp những món ngọt để hệ tiêu hóa của bé thích nghi dần và dễ dàng tiếp nhận những món mới khi chuyển sang các thực phẩm khó tiêu hóa hơn như thịt, cá, trứng…

Tương tự như từ ngọt đến mặn từ trước đến hiện tại bé chỉ quen tiếp thu sữa, do đó việc ăn đặc sẽ khiến bé không kịp thích nghi.

Ăn từ ít đến nhiều

Các bà mẹ thường có xu hướng nóng vội trong quá trình chăm bé, cố nhồi nhét cho bé ăn thật nhiều nhưng không có sự hấp thụ vào cơ thể.

Bé 6 tháng tuổi vẫn còn rất nhỏ nên mẹ cần cho bé ăn một cách khoa học, đặc biệt là số lượng cần đi từ ít đến nhiều giúp bộ máy tiêu hóa của bé làm quen dần không bị quá tải. 

Không ép bé ăn nhiều nhóm thực phẩm cùng lúc. 

Trong khoảng thời gian đầu ăn dặm mẹ chỉ nên cho bé tập ăn từng nhóm thực phẩm một trước mắt để bé làm quen.

Điều quan trọng là tránh tình trạng bé bị dị ứng thực phẩm mà mẹ không phát hiện ra khi cho ăn quá nhiều thực phẩm cùng lúc. 

Bé cần khoảng từ 5 -7 ngày để làm quen với các nhóm thực phẩm riêng lẻ và từ 10 – 15 ngày để kết hợp các nhóm thực phẩm với nhau tăng cường vị giác cho bé. 

Dấu hiệu bé đã có thể bắt đầu ăn dặm

Để biết khi nào bé nhà mình có thể bắt đầu ăn dặm mẹ cần quan sát các phản ứng vấn động của bé. Trước hết là những dấu hiệu sau đây: 

  • Bé bị đói nhanh hơn.
  • Bé ngồi được và giữ đầu thẳng.
  • Bé hướng môi về phía trước để nhận thức ăn từ thìa.
  • Bé cảm thấy thích thú với thức ăn mẹ cho.
  • Bé hoạt bát, năng động hơn.

Trên đây là tổng hợp lịch ăn dặm các phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng sau bài viết này mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích để chăm sóc con phát triển toàn diện.