Theo các chuyên gia dinh dưỡng protein trong đạm bò gồm casein và whey là những chất gây dị ứng ở bé. Thống kê gần nhất có tới 2 – 7,5% trẻ bị dị ứng đạm bò.
Vậy, mẹ cần xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé bị dị ứng đạm bò như thế nào đảm bảo an toàn mà vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng cho con? Hãy cùng banhandam.vn tìm hiểu về Thực đơn ăn dặm cho bé bị dị ứng đạm bò mẹ nhé!
Thực đơn cho bé bị dị ứng đạm sữa bò
Xây dựng thực đơn ăn dặm dinh dưỡng cho bé dị ứng đạm bò an toàn được các bà mẹ cực kỳ quan tâm.
Bởi các triệu trứng không chỉ khiến bé yêu khó chịu, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của con.
Hiện nay, mẹ đã có thể bớt lo lắng trong việc tìm kiếm thực phẩm phù hợp với trẻ hơn bởi các chuyên gia nghiên cứu và phát triển các thực đơn ăn dặm cho bé dị ứng đạm bò.
Mẹ có thể tham khảo thực đơn banhandam.vn gợi ý dưới đây:
Bữa sáng | Bữa trưa | Bữa xế | Bữa tối |
---|---|---|---|
– Cháo thịt bò – Bơ nghiền | – Cơm/ cháo – Canh súp lơ – Thịt gà | – Bánh ăn dặm – Ngũ cốc – Chuối nghiền | – Cơm/Cháo – Rau bina – Cá trắng – Cam ép |
Trên đây là thực đơn tham khảo 1 ngày ăn dặm tránh dị ứng đạm bò dành cho con. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung thực phẩm giàu đạm như trái cây, rau củ bơ, chuối, súp lơ, ngô, khoai,…
Mẹ có thể thay thế sữa tươi bằng sữa hạt, sữa đậu xanh nguyên chất có nguồn gốc thực vật tự nhiên hoặc có nhãn là Non – dairy
Mẹ nên ưu tiên cho bé sử dụng các sản phẩm đến từ các loại ngũ cốc nguyên cám, hay sản phẩm bánh ăn dặm hữu cơ 100% như bánh gạo ăn dặm ildong Hàn Quốc.
Những thực phẩm này giàu vitamin, đạm sẽ giúp bé bổ sung các dưỡng chất cần thiết. Và mẹ cũng có thể kết hợp bột ăn dặm cùng các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây, cá, thịt,…
>> Lịch & Thực đơn ăn dặm cho bé 5 6 tháng chuẩn khoa học đầy đủ dinh dưỡng.
Lưu ý khi lên thực đơn cho bé dị ứng đạm bò.
Bé dị ứng đạm bò ăn khác biệt gì với trẻ bình thường.
Trẻ dị ứng đạm sữa bò cần tránh tất cả các thực phẩm chứa đạm sữa bò. Điều này bao gồm:
- Sữa bò, sữa công thức có chứa sữa bò
- Các sản phẩm từ sữa bò như phô mai, bơ, sữa chua, kem,…
- Các thực phẩm chế biến sẵn có chứa sữa bò như bánh quy, bánh kem, mì ống,…
Thay vào đó, trẻ có thể sử dụng các loại sữa thay thế như sữa hạnh nhân, sữa hạt óc chó,… Các loại sữa này cung cấp đầy đủ protein và các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.
Để tránh cho trẻ ăn phải các thực phẩm chứa đạm sữa bò, các mẹ cần kiểm tra kỹ nhãn hiệu thực phẩm trước khi cho trẻ ăn.
Các mẹ cũng nên lưu ý rằng, đạm sữa bò có thể được tìm thấy trong một số loại thực phẩm không ngờ tới, chẳng hạn như:
- Nước sốt cà chua
- Nước tương
- Bột mì
- Bánh mì
- Bánh quy
- Kẹo
- Bánh ngọt
Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị dị ứng đạm sữa của các động vật khác như cừu, dê,… Do đó, các mẹ cần thận trọng khi cho trẻ ăn các loại thực phẩm từ các động vật này.
Cách xây dựng chế độ ăn cho trẻ dị ứng đạm sữa bò
Để xây dựng chế độ ăn phù hợp cho trẻ dị ứng đạm sữa bò, các mẹ cần lưu ý những điểm sau:
- Cung cấp đầy đủ protein và các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.
- Đa dạng hóa chế độ ăn để đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng.
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ và nhà dinh dưỡng.
Thực phẩm trẻ bị dị ứng ăn được như trẻ bình thường.
Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo hoạt động và phát triển bình thường.
Chế độ ăn của trẻ cần cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng bao gồm: tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ và các loại vitamin.
Tinh bột là nguồn cung cấp chính năng lượng cho cơ thể. Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò có thể được bổ sung tinh bột từ các loại thực phẩm như: gạo, mì, khoai, sắn, ngô,…
Đạm là thành phần quan trọng giúp xây dựng và phát triển cơ bắp, xương, răng,… Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò có thể được bổ sung đạm từ các loại thực phẩm như: thịt, cá, trứng, sữa thay thế, các loại đậu, hạt,…
Chất béo là nguồn cung cấp vitamin và các năng lượng tan trong dầu. Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò có thể được bổ sung chất béo từ các loại thực phẩm như: dầu ăn, mỡ động vật, bơ, các loại hạt,…
Chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng. Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò có thể được bổ sung chất xơ từ các loại thực phẩm như: rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt,…
Các loại vitamin và khoáng chất cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò có thể được bổ sung các loại vitamin và khoáng chất từ thực phẩm hoặc thuốc bổ.
Sử dụng sữa thay thế cho bé đến khi nào?
Thời gian để sử dụng sữa thay thế kéo dài 6 đến 12 tháng. Sau đó mẹ kiểm tra test sự hấp thu đạm sữa bằng lượng nhỏ trước khi sử dụng lại.
Việc xác định xem bé có dị ứng đạm sữa bò hay không là rất quan trọng. Tuy nhiên, bố mẹ không nên tự ý quyết định .mà cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
Nếu trẻ có các biểu hiện dị ứng, bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ thực hiện các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ IgE, một loại kháng thể có thể phản ứng với các tác nhân gây dị ứng.
- Xét nghiệm da để kiểm tra phản ứng của da khi tiếp xúc với sữa bò.
- Xét nghiệm thử thách thức ăn (OFC) để kiểm tra phản ứng của trẻ khi ăn hoặc uống sữa bò.
Chế độ dinh dưỡng của bé bị dị ứng đạm bò.
Đối với từng độ tuổi bé sẽ đòi hỏi những chế độ dinh dưỡng riêng biệt. Bởi vậy, để lên thực đơn chính xác nhất mẹ cần đảm bảo những dinh dưỡng cho con như sau:
Đối với bé <6 tháng tuổi:
Sữa mẹ luôn là nguồn dưỡng chất tốt nhất cho trẻ. Nhưng nếu bé có dấu hiệu dị ứng khi bú mẹ, banhandam.vn khuyên mẹ nên loại bỏ các thực phẩm chứa đạm bò trong khẩu phần ăn của mẹ như sữa tươi, phô mai, sữa chua…. những thực phẩm chứa protein.
Bên cạnh, mẹ cần bổ sung vitamin D và canxi trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ.
Nếu bé sử dụng sữa công thức, mẹ hãy tìm những loại sữa có in “Hypoallergenic formula”, “Extensively hydrolyzed formula”, “Amino acid-based formula”trên bao bì.
Ngoài ra, mẹ có thể cho bé sử dụng sữa thủy phân bởi đây là một loại sữa công thức giảm protein sữa bò được chia nhỏ phân tử đạm bò thành các cụm nhỏ hơn, bé hấp thu nhanh mà không gặp dị ứng đạm bò.
Đối với bé >6 tháng tuổi:
Đây là giai đoạn khởi đầu của quá trình ăn dặm, bổ sung dinh dưỡng từ đa dạng thực phẩm.
Do vậy, mẹ nên cẩn thận lựa chọn sản phẩm cho bé dị ứng đạm bò không chứa sữa, váng sữa, sữa chua, phô mai hay kem…
Đặc biệt, mẹ nên đọc thành phần trên nhãn thực phẩm trước khi chọn lựa thực phẩm cho con.
Mẹ có thể áp dụng quy tắc “dị ứng món gì thì tránh ăn món đó” để lựa chọn thực phẩm cho con. Mẹ cần tránh đậu nành, sữa bò, trứng, phô mai, sữa đặc…
>> Review bánh ăn dặm nhà Ildong cho bé từng tháng tuổi
Trẻ bị dị ứng đạm bò nên tránh ăn gì?
Ngoài những thực phẩm được khuyến cáo nên ăn thì bé bị dị ứng cần ĐẶC BIỆT TRÁNH các thực phẩm sau:
Thực phẩm | Lý do |
---|---|
Bột mì | Mặc dù bột mì rất tốt và có thể chế biến được đa dạng món ăn thơm ngon. Nhưng với bé bị dị ứng đạm bò thì mẹ không nên cho bé dùng. Bé có thể sẽ gặp mẫn cảm nếu ăn thực phẩm có chứa bột mì. |
Đậu nành | Đậu nành sẽ gây ảnh hưởng đến bé, nếu bé đang dị ứng thì sẽ mẫn cảm hơn. Vì vậy, mẹ nên hạn chế tối đa việc cho con sử dụng đậu nành trong thực đơn. |
Trứng | Protein trong trứng rất dễ gây ra dị ứng tương tự như hiện tượng dị ứng sữa bò. Mẹ nên kiêng trứng cho bé đến khi vừa trong 18 tháng tuổi rồi thử lại. |
Hải sản | Bất kỳ ai kể cả người lớn đều có nguy cơ dị ứng hải sản mặc dù chúng có lượng dinh dưỡng rất cao. Nhưng đối với bé bị dị ứng đạm bò thì không nên sử dụng. Nếu vẫn sử dụng bé sẽ bị tiêu chảy, mẩn ngứa khó chịu. |
Sản phẩm từ sữa | Sản phẩm từ sữa đặc biệt là sữa bò gây ra phản ứng như ngứa, tiêu chảy,… |
Thông tin cơ bản về dị ứng đạm bò
Nguyên nhân gây dị ứng của bé
Bé bị dị ứng đạm bò khi được hấp thu lượng lớn protein từ sữa bò khiến cơ thể gây ra kháng thể miễn dịch IgE làm trung hòa protein gây ra phản ứng dị ứng đạm từ sữa bò.
Biểu hiện của bé bị dị ứng đạm bò
Dị ứng đạm bò thể hiện trên da như viêm da, nổi mẩn đỏ gây ngứa khắp cơ thể hay sưng môi, mi mắt khiến cơ thể trẻ khó chịu.
Bên cạnh đó dị ứng đạm bò còn có biểu hiện như tiêu chảy, buồn nôn, trào ngược ảnh hướng đến hệ tiêu hóa.
Đặc biệt, mẹ có thể phát hiện máu trong phân và về lâu dài có thể thiếu sắt.
Hệ hô hấp của bé cũng sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến khó thở, sổ mũi, ho cả đêm dai dẳng không dứt.
Và biểu hiện rõ ràng nhất đó chính là bé bỏ ăn, chậm lớn và luôn bứt rứt trong người. Dị ứng rất nguy hiểm có thể gây ra shock phản vệ, trạng thái khó thở nghiêm trọng.
Trẻ bị dị ứng đạm bò thì có ăn được thịt bò không?
Theo nghiên cứu thì trẻ bị dị ứng đạm bò hoàn toàn có thể ăn thịt bò như bình thường.
Không những thế, thịt bò còn bổ sung sắt cho bé, nên mẹ cần bổ sung cho con thịt bò vào thực đơn hàng tuần với hàm lượng phù hợp với độ tuổi của con.
Trên đây là thực đơn phù hợp dành cho trẻ bị dị ứng đạm bò, banhandam.vn đã chỉ ra cho mẹ nguyên nhân, biểu hiện và các thực phẩm mẹ có thể cho bé nhà mình ăn được.
Hy vọng rằng, sau bài viết này mẹ có thêm kiến thức – kinh nghiệm – trải nghiệm để chăm bé yêu nhà mình nhé! .